Saturday 15 September 2012

Sức mạnh của một bức ảnh

Sức mạnh của một bức ảnh



Một bức ảnh nói thay ngàn lời


Một bức ảnh nói thay ngàn lời. Nhận thức được điều đó, người viết ngày nay có khuynh hướng tự trang bị cho mình một máy ảnh để tự chụp ảnh minh họa cho bài viết. Adrienne Carlson, một người viết trẻ nói: “I’m a writer; I write for a living; I write because I’m passionate about weaving stories with words. But even I agree that a picture is worth a thousand words.” (Tôi là một nhà văn, tôi viết để kiếm sống, tôi viết vì tôi đam mê dệt thành những câu chuyện bằng ngôn từ. Nhưng ngay chính tôi cũng phải nhìn nhận rằng một bức ảnh có giá trị bằng cả ngàn chữ.)


Carlson đưa ra một số chứng minh như sau:


· Thời gian không chờ đợi ai: Trong thế giới chuyển động nhanh này, khi chúng ta có một thông điệp cần truyền đạt, chúng ta hầu như không có thời gian để ngồi xuống viết để đọc một đoạn văn hoặc một bài dài. Nhưng nếu chúng ta có thể nắm bắt được điều cần thiết muốn nói chỉbằng một bức ảnh tức là chúng ta đã đạt được mục đích. Ngay cả trên các tờ báo và tạp chí, người đọc thường nhìn vào hình ảnh để theo dõi câu chuyện nếu họkhông có thời gian để đọc toàn bộ bài viết.


· Một hình ảnh đủ nói lên tất cả:Minh họa luôn luôn hiệu quả hơn so với chữ viết. Một bức tranh nhiều màu sắc hơn so với một nhóm từ ngữ, theo nghĩa đen và nghĩa bóng. Mọi người có xu hướng dừng lại và nhìn vào hình ảnh hấp dẫn hơn là ngồi xuống để đọc (những gì họ xem xét) vốn dễ nhàm chán. Sự thật là sự chú ý của chúng ta có thể dễ dàng được thu hút bởi một hình ảnh chứ không phải là một nhóm từ ngữ.


· Hình ảnh dễ dàng cho mắt nhìn hơn chữ, dễ dàng hơn cho não bộ hấp thụ, dễ nhớ lâu dài, đặc biệt là đối với trẻ em và những người bị phát triển kém trí nhớ hoặc bị bệnh tâm thần. Hình ảnh dễ bắt liên tưởng đến với các sự kiện, đó là lý do tại sao mọi người thích nhìn hình ảnh hơn là đọc chữ.


· Trái tim rạt rào tình cảm dễ bịkhơi gợi cảm xúc hơn: Hình ảnh có thể khơi động cảm xúc khi mà những ngôn từ không thể làm được điều đó, cho dù viết khéođến thế nào đi chăng nữa. Trong một vùng chiến tranh hay thảm họa thiên tai tàn khốc, hình ảnh một đứa trẻ đứng khóc giữa đống đổ nát truyền đi khắp nơi trên thế giới phơi bày cho thấy ngay tất cả hơn mọi bài viết. Và hình ảnh của một cậu bé mỉm cười cũng đủ làm tan chảy ngay cả những trái tim khô cằn nhất.


· Hai sức mạnh đóng gói thành một: Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, một mình hình ảnh không thôi chưa đủ để trình bày một cách cặn kẽ và chi tiết của sự việc. Khi kết hợp với bài viết súc tích khéo léo, hình ảnh sẽ giúp thúc đẩy thông điệp một cách mạnh mẽ nhất đến người xem. Và đó là khuynh hướng “Hai sức mạnh đóng gói thành một” mà chúng ta thường thấy trên sách báo tạp chí ấn loát cũng như trên mạng lưới liên mạng ngày nay.


Hình ảnh gây ấn tượng lâu dài trong trí nhớ


Mỗi bức ảnh đều có sức thu hút người nhìn, có khi đến độ bàng hoàng nghẹt thở vì vẻ đẹp tuyệt vời của nó. Chúng ta ước ao giá như chúng ta chứng kiến tại chỗ, tận mắt, mặt đối mặt với đối tượng, giá như chính chúng ta là người chụp bức ảnh đó.


Có những bức ảnh gây ấn tượng mãnh liệt đối với người xem và in hằn sâu đậm trong trí nhớ. Có những tấm ảnh mà chúng ta chỉ xem qua một lần nhưng nhớ mãi. Có khi đó không chỉ là nhớ suông mà là một mối ảm ảnh không rời bắt nghĩ đến thường xuyên di vào giấn ngủ.


Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, hình ảnh được tiếp nhận nhanh chóng và có thể gây xúc động sững sờ hàng triệu người xem kéo dài qua nhiều thế hệ. Do đó, ngoài ảnh đẹp mỹ thuật, người ta thường lập nhiều danh sách những bức ảnh có sức mạnh làm thay đổi thế giới.


Những danh sách đó không thiếu những bức ảnh được chụp trong cuộc chiến tranh thảm khốc ở Việt Nam. Ảnh Thích Quảng Đức tự thiêu, ảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan xử bắn một đặc công Cộng Sản, ảnh bé Kim Phúc phỏng bom napalm chạy trên đường lộ, ảnh dân làng Mỹ Lai bị thảm sát, v.v.


Cuộc chiến Việt Nam đã qua gần bốn thập niên, từ đó đến nay trên thế giới có biết bao bức hình những cảnh tang thương khác được ghi vào ống kính của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và làm cho thế giới xúc động.

Một trong các bức ảnh làm đau nhói cõi lòng người xem đến rơi lệlà bức ảnh nói lên nạn đói khốc liệt kinh hoàng ở Sudan. Bức ảnh chụp một đứa bé gái trần truồng ốm trơ xương ngồi gục đầu vì mệt lả và kiệt sức giữa bãi đất khô trên đường đi lãnh thực phẩm cứu trợ. Ngay sau lưng em bé ốm đói là một con kên kên cũng đang ngồi chờ em ngả ra chết để ăn thịt.

Bức ảnh làm cho thế giới rơi lệ

Bứcảnh này được chụp ở miền Nam Sudan bởi nhiếp ảnh viên người Nam Phi Kevin Carter vào tháng Ba năm 1993. Thời gian đó, Kevin đến vùng đất này với ý định thu thập tài liệu về cuộc nội chiến với phong trào nổi dậy của quân phiến loạnđịa phương chống lại quân chính phủ. Tuy nhiên, tận mắt chứng kiến cảnh đói khát ở đây, anh đã xoay sang chụp ảnh về những nạn nhân của đói kém gây ra bởi hạn hán và chiến tranh.

Carter bán bức ảnh cho tờ NewYork Times và bức ảnh xuất hiện lần đầu vào ngày 26/3/1993. Ngay lập tức, hàng trăm người đã liên lạc với toà báo để hỏi về số phận của đứa bé. Điều đó khiến NewYork Times phải ra một thông báo đặc biệt về chuyện này, trong đó nói rằng số phận của đứa bé sau đó ra sao không được rõ.


Bức ảnh sau đó đã mang lại cho tác giả giải Pulitzer danh giá. Ngày 23 Tháng Năm, 1994, mười bốn tháng sau khi chụp bức ảnh tiêu biểu hùng hồn phơi bày nạn đói khủng khiếp ở Sudan, Carter bước lên bục tròn của Thư viện Đại học Columbia Hoa Kỳ và nhận giải thưởng cao quí này. Carter đã viết thư về cho cha mẹ anh ở Johannesburg, Nam Phi và kể. "Con nôn nóng về để khoe với ba mẹ phần thưởng tuyệt vời này,đối với con là điều quý giá nhất, là sự thừa nhận cao cả nhất cho công việc làm của con mà con có thể nhận được."


Carter đã ký giao kèo với Sygma, một cơ quan hình ảnh uy tín đại diện cho 200 phóng viên báo chí giỏi nhất thế giới. Đây là một thành công nữa của Carter mang lại cho anh danh tiếng lẫn tiền bạc. Công chúng ngưỡng mộ đón chờ được xem những tác phẩm gây bàng hoàng khác của anh.


Bức ảnh sau đó được đăng lại liên tục trên các báo và tạp chí lớn trên thế giới, trở thành biểu tượng của nỗi thống khổ của châu lục đen, mở đầu cho một xu hướng khai thác những hình ảnh đau khổ và chết chóc, từ Lybia đến Somalia, từ Haiti đến Rwanda.


Những lời dèm pha, miệng đời mai mỉa


Nhờ một tấm hình của Kevin Carter mà hàng triệu người Phi châu được cứu khỏi chết đói. Tấm ảnh phátđi khắp thế giới, đánh động lương tâm nhân loại. Nhưng tấm ảnh cũng gây ra bao nhiêu câu hỏi về đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. Tác giả của nó phải nhận lấy bao nhiêu là chỉ trích do sự hiểu lầm hay ganh tị. Miệng đời ác độc từ tâm địa hẹp hòi không tiếc lời mai mỉa, chỉ trích và nguyền rủa.


Người ta cho rằng anh chỉ cố sao chụp được ảnh gây sốc, người ta cáo buộc anh hành động tác nghiệp báo chí một cách máy móc mà không hề quan tâm đến mạng sống của một đứa bé đáng thương và nhẫn tâm quay mặt với một sinh linh bé nhỏ vô tội.


Tờ báo St Petersburg Times ở Florida chỉ trích rằng Carter có thì giờ điều chỉnh ống kính để nắm bắtđúng khung hình của sự đau khổ của đứa bé, như vậy cũng chẳng khác nào chính anh cũng là một con thú rình mồi, một con kên kên khác trong bối cảnh đó. Thật là một sự kết án nặng nề bất công gây thương tổn cho Kevin Carter. Chẳng lẽKevin Carter lại vô tâm đến thế sao? Chính anh cho biết anh chờ con kên kên bayđi và chính Jaao Silva, người bạn đồng nghiệp của anh có mặt ở đấy cũng nói rằng đứa bé chỉ tạm thời được người mẹ bỏ ngồi ở đấy để chạy đến máy bay nhận thực phẩm cứu trợ mà thôi chứ không phải là một đứa bé bị bỏ rơi.


Trước những lời trách móc, Kevin tâm sự với bạn bè rằng anh ước gì giá mình có thể can thiệp và giúpđỡ được đứa bé da đen khốn khổ đó. Thật ra thời gian ấy là thời kỳ cuối của chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, các phóng viên nhiếp ảnh tại Sudan được cảnh cáo không nên tiếp xúc với những nạn nhân của đói khát vì lý do bệnh tật truyền nhiễm.


Nhưng rồi hai tháng sauđó, mọi người ngỡ ngàng hay tin anh tự tử và để lại một bức thư tuyệt mạng, trong đó có câu: "I'm really, really sorry. The pain of life overrides the joy to the point that joy does not exist." Nỗi đau của cuộc đời vượt khỏi nỗi vui đến mức độ nỗi vui không còn hiện diện nữa.


Tác giả của bức ảnh: phóng viên nhiếp ảnh Kevin Carter


Tuổi ấu thơ


Kevin Carter chào đời năm 1960 trên quê hương phân biệt chủng tộc Nam Phi, năm mà nhà đấu tranh Nelson Mandela của đảng African National Congress bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Là hậu duệ của những di dân người Anh, Carter không nằm trong thành phầnđa số của dòng chính người Âu Phi nắm quyền cai trị đất nước. Thật vậy, tưtưởng và chính sách theo đuổi của họ làm cho anh hoảng sợ. Tuy nhiên, dù muốn dù không, anh đã bị lôi cuốn vào nghịch cảnh lịch sử.


Cha mẹ anh, Jimmy và Roma Carter, thuộc một gia đình trung lưu cư ngụ trong khu phố dành cho người da trắng. Họ là những con chiên Công Giáo La Mã thuần thành sinh sống ởParkmore, vùng ngoại ô xinh tươi của thành phố Johannesburg - và họ chấp nhận chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Kevin, tuy nhiên, giống như nhiều thanh niên khác cùng thế hệ của anh, sớm bắt đầu ý thức vấn đề và trực diện thách thức nó một cách công khai.


Mẹ của anh kể: "Cảnh sát đi tuần tra trong khu vực và bắt giữ những người da đen không có mang giấy phép. Họ đối xử với những người da đen rất tàn tệ và chúng tôi cảm thấy bất lực không thể làm bất cứ điều gì để can thiệp. Nhưng Kevin thì rất tức giận và đã từng tranh cãi với cha nó. Nó nói, ‘Tại sao chúng ta làm ngơ? Tại sao chúng ta không hét vào mặt mấy người cảnh sát đó chứ?’"


Thời kỳ trưởng thành lăn lộn với cuộc sống tự lập


Mặc dù Kevin Carter nhấn mạnh rằng anh yêu thương cha mẹ, anh thố lộ với những người bạn thân thiết nhất rằng thời thơ ấu của anh không được êm đềm hạnh phúc. Là một thiếu niên, anh tìm thấy cảm giác mạnh khi lái xe gắn máy và mơ ước trở thành một người lái xeđua. Sau khi tốt nghiệp từ một trường nội trú Công Giáo tại Pretoria vào năm 1976, Carter theo học dược trước khi bỏ cuộc vì điểm xấu sau năm thứ nhất. Vì không được hoãn dịch vì lý do học vấn, anh bị gọi nhập ngũ phục vụ Lực lượng Quốc phòng Nam Phi, một điều mà anh thù ghét vì chế độ phân biệt chủng tộc của họ làm cho anh ghê tởm. Để tránh khỏi bộ binh, Carter chọn lực lượng không quân chuyên nghiệp, một nhầm lẫn vô tình giam mình vào khế ước phục vụ quân ngũ bốn năm. Một lần, sau khi anh ra mặt bênh vực một người bồi bàn người da đen trong nhà ăn quân đội, một số binh sĩ nói tiếng Anh phương âm Nam Phi (Afrikaans) đã nhục mạ gọi anh là một thằng mê mọi da đen (kaffir-boetie) và xông vào đánh anh tơi tả.


Năm 1980, Carter đã tự ý rời khỏi đơn vị mà không có giấy phép (vắng mặt bất hợp pháp). Anh lái một chiếc xe gắn máy để đến Durban, dự định bắt đầu một cuộc đời mới và đặt cho mình một cái tên mới là David và trởthành một kẻ thay đĩa nhạc mà chúng ta thường gọi là chuyên viên âm thanh. Tuy nhiên, cuộc sống mới này tỏ ra khó khăn hơn hơn là dự đoán. Anh ao ước được gặp lại cha mẹ của mình, nhưng cảm thấy quá xấu hổ để trở về. Bị trầm cảm, anh đã mưu toan tự tử. Một ngày sau khi anh bị mất việc, anh nuốt một bụm thuốc ngủ, thuốc chống đau nhức và thuốc chuột. Anh sống sót, quay trở lại đơn vị và bị thương vào năm 1983 trong khi thi hành nhiệm vụ canh gác tại Bộ Tư Lệnh Không Quân ở Pretoria. Một quả bom của phong trào ANC đã phát nổ làm chết 19 người. Sau khi rời quân vụ, Carter tìm được việc làm tại một cửa hàng cung cấp máy ảnh và trôi dạt vào ngành báo chí, ban đầu như một nhiếp ảnh gia thể thao cuối tuần cho tờ báo Johannesburg Sunday Express.


Năm 1984, khi những cuộc bạo loạn bắt đầu quét qua các thị trấn người da đen vào năm 1984, Carter chuyển qua làm việc cho tờJohannesburg Star và liên kết với một số phóng viên báo chí trẻ người da trắng, những người muốn vạch trần sự tàn bạo của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc - một sứ mạng mà hầu như là độc quyền của các nhiếp ảnh viên người Nam Phi da đen trước đó.


Phóng viên nhiếp ảnh người Mỹ James Nachtwey, người thường xuyên làm việc chung với Carter và nhóm bạn của Carter cho biết: "Họ đặt mình đối mặt với nguy hiểm, đã bị bắt nhiều lần, nhưng không bao giờ bỏ cuộc. Rõ ràng là họ sẵn sàng hy sinh bản thân cho những gì họ tin tưởng."


Anh là người đầu tiên chụpảnh một cuộc xử tử man rợ bằng cách tròng vỏ xe vào cổ nạn nhân xong châm lửađốt cháy (necklacing) ở Nam Phi vào giữa những năm thập niên 1980. Nạn nhân là Skosana Maki, người đã bị cáo buộc có mối quan hệ thân tình với một cảnh sát. Sau đó, anh đã nói về bức ảnh; "Tôi kinh sợ trước điều họ làm và tôi cũng hoảng sợ với việc tôi làm. Nhưng sau đó người ta bắt đầu nói về những tấm ảnh đó... thế rồi tôi cảm thấy rằng có lẽ hành động của tôi chẳng xấu tí nào. Làm một nhân chứng cho một cái gì đó khủng khiếp không nhất thiết phải là một việc làm xấu.”


Bức ảnh “Chờ Một Bữa Ăn” được chụp trong trường hợp nào


Tháng Ba năm 1993, Carter xin nghỉ phép ở tòa báo đang làm việc, vay mượn tiền để mua vé máy bayđến Sudan nhằm chụp ảnh về cuộc nội chiến gây ra sự nghèo đói chết chóc hàng loạt, một nơi mà anh cho rằng đang bị thế giới lãng quên.


Trong một cuộc phỏng vấn, Kevin kể rằng ngay sau khi máy bay hạ cánh xuống cạnh ngôi làng Ayod, anh lang thang đi vào các bụi cây tìm kiếm cảnh vừa ý để chụp. Vừa ngồi nghỉ trong bóng mát thì anh nghe tiếng rên rỉ nho nhỏ với âm vực cao rồi bỗng nhìn thấy đứa bé gái ốm đói trần truồng trơ xương lúc đó đang cố gắng lấy hơi sức tàn lê lết di chuyển đến trạm phát lương thực của Liên Hợp Quốc.


Khi con kên kên đáp xuống gần đó như chực chờ để ăn thịt đứa bé, anh đã đợi 20 phút đồng hồ, hi vọng nó xoè cánh bay lên để có được tạo hình ấn tượng hơn. Nhưng điều đó không xẩy ra. Cuối cùng anh đã bấm máy chụp bức ảnh rồi đuổi con kên kên đi. Tuy nhiên sau này anh đã bị chỉ trích là đã không tìm cách giúp đứa bé gái khốn khổ đó.


Carter còn tiết lộ anhđã ngồi dưới một gốc cây nhiều giờ đồng hồ, chỉ hút thuốc và khóc. Về sau, cha anh, Jimmy Carter, cũng cho biết: "Kevin luôn mang theo nỗi thống khổ vềnhững tác phẩm mà mình đã tạo ra".


Bán cho tờ New York Times, bức ảnh đầu tiên xuất hiện ngày 26 Tháng Ba 1993. Hàng trăm người đã liên lạc với tờ báo để hỏi về số phận của đứa bé gái. Tờ báo trả lời rằng họcũng chưa biết liệu đứa bé ấy có đến được trung tâm phân phát thực phẩm không. Năm 1994, bức ảnh đó đã đoạt giải thưởng Pulitzer có trị giá tiền mặt là 10,000 Mỹ kim về đề mục nhiếp ảnh đặc trưng.


Một lời kể khác về bức ảnh “Chờ Một Bữa Ăn”


João Silva, một phóng viên nhiếp ảnh người Bồ Đào Nha đặt trụ sở làm việc tại Nam Phi và cũng là thành viên của nhóm The Bang Bang Club lên tiếng kể về bối cảnh của bức ảnh theo nhưanh ghi nhận. Silva là đồng nghiệp và là người đi cùng Carter đến Sudan. Nhậnđịnh riêng Silva đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo và nhà văn Nhật Bản Akio Fujiwara đã được công bố trong cuốn sách The Boy Who Became a Postcard của Fujiwara.


Theo Silva kể, anh cùng với Carter đã đến Sudan bằng một chuyến bay của Liên Hiệp Quốc nằm trong chiến dịch cứu trợ mang tên Operation Lifeline Sudan. Phi cơ hạ cánh ở miền Nam Sudan vào ngày 11 tháng 3 năm 1993.


Nhân viên Liên Hiệp Quốc cho biết rằng phi cơ chỉ đậu lại trong vòng 30 phút, thời gian cần thiết đểphân phối thực phẩm, xong sẽ cất cánh ngay. Thế là Silva và Carter tranh thủthời gian chạy loanh quanh tìm cái gì hay để chụp ảnh. Nhân viên Liên Hiệp Quốc bắt đầu phân phối bắp ngô và các phụ nữ trong làng gần đó từ những túp lều bằng gỗ tạp túa ra chạy lại máy bay. Silva thì đi tìm kiếm xem có quân du kích nào không để chụp ảnh, trong khi Carter lẩn quẩn trong khoảng cách vài mươi thước gần chỗ máy bay đậu.


Cũng theo như Silva kể,Carter đã sững sốt vì đó là lần đầu tiên mà anh được chứng kiến tận mắt tình hình nạn đói thảm khốc như thế nào và vì vậy anh đã chụp rất nhiều ảnh trẻ emốm đói thiếu ăn. Silva cũng chụp một số ảnh trẻ em đang bò trên mặt đất la khóc. Cha mẹ của mấy đứa trẻ đó đang bận rộn nhận thức ăn từ máy bay, do đó, họ đã tạm đặt con cái họ xuống đất chỉ trong một thời gian ngắn cho rảnh tay. Đó chính là lúc Carter chú ý để chụp bức ảnh đứa bé gái. Thình lình một con kên kên hạ cánh sau lưng đứa bé. Để có được cả hai đối tượng lọt vào tầm ngắm ống kính, Carter rón rén từng bước thật chậm tiến đến gần hơn để tránh làm cho con vật sợ hãi bay đi. Và anh đã bấm máy chụp bức ảnh trong khoảng 10 mét. Anh bấm thêm mấy bô ảnh nữa và rồi con kên kên bay đi.


Silva kể rằng sau đó hình ảnh đứa bé Sudan ốm đói đã khiến cho Carter liên tưởng đến đứa con gái ngoại hôn của chính anh cùng trạc tuổi đó, anh lâm vào sự trầm cảm, nói chuyện với Thiên Chúa và khóc. Silva kể lại: "Anh ấy nói rằng anh ấy ao ước được gặp con, ôm con vào lòng."


Nguyên nhân nào tác giả tự tử


Ngày 27 tháng Bảy năm 1994, Carter lái xe đến một nơi cạnh bờsông Spruit Braamfontein, gần một trường học, một khu vực quen thuộc gần nhà.


Sau đó người ta tìm thấy xác anh gục chết trong chiếc xe loại pick-up màu đỏ của anh đậu gần một con sông nhỏ, nơi mà thuở ấu thơ anh thường đến chơi. Anh đã gắn một đoạn ống cao su vào ống thoát khói của chiếc xe và chuyền vào băng ghế trước. Anh đã chết vì ngộp thán khí độc ở tuổi 33, khi vinh quang và những phản ứng ồn ào về tác phẩmđể đời của anh vẫn còn đang nóng hổi.


Tại sao một người vừađạt chiến thắng vinh quang và đang được nhiều người mến phục lại tự tử? Hàng ngàn điếu văn ngắn xuất hiện trên khắp thế giới cho rằng phải chăng đó là vì một lời nguyền của sự nổi danh, vấn đề lương tâm, đạo đức nghề nghiệp, hay một cá tính bất bình thường thành hình từ tuổi ấu thơ đầy nghiệt ngã. Có lẽ là tất cả. Cá tính bất ổn định, áp lực thôi thúc, nỗi lo âu tác phẩm chưa hoàn hảo, ámảnh của bạo lực quá rành rành, và hút cần sa để trị trầm cảm. Tại sao và tại sao?


Đôi khi người phóng viên nhiếp ảnh cần nhiều hơn là một máy ảnh và tình bạn thân thiết để có thể hoàn thành công tác đầy gian nan nguy hiểm và áp lực. Cần sa, được người dân địa phương gọi là dagga, phổ biến rộng rãi ở Nam Phi. Carter và các phóng viên báo chí khác hút thuốc thường xuyên tại các thị trấn, một phần để làm giảm căng thẳng và một phần để hòa nhập làm quen với các chiến binh đường phố kè kè súng ống. Tuy chối nhưng Carter, giống như nhiều người hút dagga khác, có lẽ đã dùng thử một thứ mạnh hơn và nguy hiểm hơn: hút "ống trắng", một hỗn hợp của dagga và Mandrax, thứ thuốc an thần bị cấm có chứa chất độc hại methaqualone có tác dụng nhanh và mạnh, một thứ dao hai lưỡi.


Năm 1991, áp lực nghềnghiệp tăng thêm đối với Carter khi người bạn đồng sự trong nhóm The Bang Bang Club của anh là Marinovich được trúng giải Pulitzer cho bức ảnh chụp cảnh bạođộng tháng Chín năm 1990. Giải thưởng gây hứng khởi rất lớn đối với các thành viên còn lại của nhóm - đặc biệt là Carter. So sánh mình với bạn trong nhóm, Carter không khỏi bị mặc cảm thua kém hầu như mọi thứ, nhất là tài năng và hạnh phúc gia đình. Anh rơi vào trầm cảm.


Bức thư tuyệt mệnh của anh có đoạn viết: "Tôi hoàn toàn suy sụp. Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức sờsờ về sự chết chóc, những xác chết, cơn giận dữ và nỗi đau... về những đứa trẻchết đói... về những người đàn ông điên khùng, thường là những kẻ hành hình..." Ở một đoạn thư tuyệt mệnh gửi cho vợ goá của người bạn thân Ken Oosterbroek, anh viết: "Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức về cái chết, về sựgiận dữ và nỗi đau của những đứa trẻ đói khát hoặc bị thương...Tôi may mắn khiđi theo Ken".


Ken Oosterbroek trước đóđã bị bắn chết khi đang chụp ảnh một cảnh bạo động đường phố mà sau này kết quảcuộc điều tra cho thấy anh chết do đạn của binh sĩ Liên Hiệp Quốc bắn.


Những tác phẩm văn hóa lấy cảm hứng từ cái chết của Kevin Carter



Kevin Carter tự kết liễuđời mình vào mùa hè năm 1994 đã làm cho những người ngưỡng mộ anh bàng hoàng xúc động. Không thiếu những người xót thương cho số phận của anh và nhóm phóng viên nhiếp ảnh Bang Bang Club mà anh là một thành viên nồng cốt. Có ít nhất bốn bài nhạc được viết ra lấy cảm hứng từ cuộc đời và cái chết của anh.

Ban nhạc Manic Street Preachers ở vương quốc Anhđã sáng tác và ghi âm ca khúc mang tên anh trong album “Everything Must Go” rất nổi tiếng của họ năm 1996 . Ban nhạc heavy metal nổi tiếng Savatage cũng có bài hát “Poets and Madmen” về anh. Tương tự là ban nhạc Caliko với bài hát Jeffrey"s Bay trong album Pictures năm 2004. Cặp Martin & Jessica Ruby Simpson cũng viết và trình bày bài nhạc êm ả dịu buồn mang tên anh trong album Band of Angels của họ.


Anh cũng là nguyên mẫu của nhân vật Will Navidson trong tiểu thuyết "House of Leaves" của nhà văn người Mỹ Mark Z. Danielewski.


Cuốn phim "Beyond Borders" năm 2003 của Angelina Jolie cũng đưa lên màn ảnh một cảnh tương tự trong bức ảnh của anh: một con kên kên đợi chờ cái chết của một đứa bé ốm đói trơ xương.


Cuốn tiểu thuyết "The Distance Between Us" của Masha Hamilton năm 2004 viết về cuộc sống của giới báo chí cũng có đề cập đến Kevin Carter và dựa trên bối cảnh Trung Đông đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất năm đó.


Cuốn phim tài liệu "The Death of Kevin Carter: Casualty of the Bang Bang Club" được đề cử một giải Oscar năm 2006.


Nhà làm phim người Chí Lợi Alfredo Jaar trình bày câu chuyện về cuộc đời và bức ảnh đoạt giải thưởng Pullitzer của Kevin Carter trong tác phẩm video có tên là The Sound of Silence. Đoạn phim ngắn này được trình chiếu trong cuộc triển lãm mang tên Politics of the Image tại London South Gallery trong năm 2008. Lời thuyết minh tường thuật về cuộc đời của bức ảnh sau cái chết của tác giả.


Tại Đại Hội Phim Ảnh Quốc Tế ở Toronto năm 2010, cuốn phim The Bang Bang Club nói về nhóm phóng viên nhiếp ảnh có cùng tên ở Nam Phi ra mắt công chúng với tài tử Taylor Kitsch đóng vai Kevin Carter. Sau đó phim nàyđã được đề cử giải tượng vàng Oscar.


Kevin Carter nhắn nhủ: "Hãy ngắm bức ảnh và suy nghĩ về nó... khi bạn than phiền về đồ ăn thức uống của mình, về những thứ ăn được mà bạn lãng phí chúng hàng ngày..."

Phan Hạnh

Nguồn tham khảo:
http://en.wikipedia.org/wiki/Kevin_Carterhttp://vn.360plus.yahoo.com/little-daisy/article?mid=4&fid=-1http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,981431-1,00.html



No comments:

Post a Comment